CEO thời chiến!

Những người gây dựng một công ty, họ đã chiến đấu ngay từ khi cuộc chiến còn chưa bắt đầu. Nhưng trong cuộc chiến trường kỳ đó, họ vẫn phải đối mặt với những trận quyết chiến sinh tử, mà nếu không vượt qua được, cuộc chiến đấu của họ sẽ kết thúc sớm, đôi khi còn có cả kèn & trống!

Trong những trận chiến chống dịch Covid-19 trên mặt trận kinh doanh như hiện nay, cần lắm những vị CEO thời chiến. Họ là ai, họ khác gì với vị CEO thời bình?”CEO, Giám đốc điều hành thời bình biết rằng phương thức phù hợp sẽ dẫn tới chiến thắng.

CEO thời chiến thì xâm phạm phương thức để dẫn tới chiến thắng.CEO thời bình tập trung vào bức tranh toàn cảnh và trao quyền cho nhân viên quyết định chi tiết.

CEO thời chiến quan tâm đến ngay cả một hạt bụi nếu nó gây trở ngại cho chỉ thị chính.CEO thời bình gây dựng các bộ máy tuyển dụng công suất cao, dễ mở rộng.

CEO thời chiến vừa làm việc này, vừa có thể tiến hành cắt giảm nhân sự nếu cần.CEO thời bình dành thời gian để xây dựng văn hóa công ty.

CEO thời chiến để cuộc chiến quy định văn hóa công ty. CEO thời bình luôn có kế hoạch dự phòng.

CEO thời chiến đôi khi phải biết chơi trò may rủi. CEO thời bình biết phải làm gì khi có ưu thế lớn.

CEO thời chiến thì hoang tưởng. CEO thời bình cố gắng không xúc phạm, coi thường ai.

CEO thời chiến đôi khi coi thường, xúc phạm có chủ đích. CEO thời bình coi đối thủ cạnh tranh là con tàu khác trên đại dương mênh mông, có thể chẳng bao giờ xảy ra đụng độ.

CEO thời chiến nghĩ đối thủ cạnh tranh đang lén lút vào nhà mình. CEO thời bình hướng đến mục đích mở rộng thị trường.

CEO thời chiến hướng đến mục đích chiếm được thị trường. CEO thời bình cố gắng bỏ qua cho những lần chệch hướng khỏi kế hoạch khi có nỗ lực & sáng tạo.

CEO thời chiến hoàn toàn không có khả năng dung thứ. CEO thời bình không cao giọng.

CEO thời chiến hiếm khi nói ở tông giọng bình thường. CEO thời bình cố gắng giảm thiểu các xung đột.

CEO thời chiến làm nổi bật các mâu thuẫn. CEO thời bình cố gắng xây dựng sự đồng thuận.

CEO thời chiến không hứng thú với sự đồng thuận & không dung thứ những ý kiến bất đồng. CEO thời bình đặt ra nhiều mục tiêu lớn lao táo bạo.

CEO thời chiến quá bận rộn chiến đấu nên không thể đọc những cuốn sách quản trị do những chuyên gia chưa bao giờ quản lý đến một quầy trái cây viết ra. CEO thời bình tổ chức đào tạo nhân viên để họ hài lòng và phát triển sự nghiệp.

CEO thời chiến đào tạo nhân viên để họ không địch bị bắn trúng trên chiến trường”.

(Nguồn Ben Horowitz) Tại: https://a16z.com/2011/04/14/peacetime-ceowartime-ceo-2/